Suy giảm thị lực do biến chứng đái tháo đường

Đái tháo đường không được quản lý có thể gây ra biến chứng ở mắt

Những quan niệm sai lầm về đái tháo đường type 2

Ổn định đường huyết bằng phương pháp giảm cân

Tại sao chất chống oxy hóa tốt cho bệnh nhân đái tháo đường?

9 biến chứng của việc quản lý đái tháo đường không hiệu quả

Như bạn biết, tất cả các tế bào của cơ thể đều cần đường để chuyển hóa thành năng lượng. Insulin giúp phá vỡ và cung cấp đường vào các tế bào khắp cơ thể của bạn. Nếu không có đủ insulin, một lượng lớn đường lấy từ thức ăn sẽ bị tích tụ trong máu gây tăng đường huyết. Lượng đường trong máu tăng cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các phần của cơ thể, bao gồm cả đôi mắt, vốn được coi là “cửa sổ của tâm hồn”.

Mắt nhìn mờ thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh đái tháo đường. Đó là do, đái tháo đường khiến võng mạc sưng lên và thay đổi hình dạng. Bên cạnh đó, bệnh nhân đái tháo đường cũng có thể bị suy giảm thị lực khi bắt đầu điều trị insulin, tuy nhiên triệu chứng này thường tự khỏi sau một vài tuần.

Đái tháo đường gây suy giảm thị lực như thế nào?

Bệnh võng mạc đái tháo đường là một thuật ngữ mô tả rối loạn võng mạc do đái tháo đường, bao gồm phù hoàng điểm và bệnh võng mạc tăng sinh.

Phù hoàng điểm là tình trạng điểm vàng bị nở ra do rò rỉ mạch máu. Trong khi đó, bệnh võng mạc tăng sinh lại xảy ra khi mạch máu bị rò rỉ vào trung tâm của mắt và cả hai đều gây suy giảm thị lực.

Hình ảnh mắt bị phù hoàng điểm

Nhìn mờ cũng có thể là một triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp, một tình trạng tăng áp suất trong mắt gây thiệt hại tới dây thần kinh thị giác. Theo Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ, nếu bạn có bệnh đái tháo đường, nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp sẽ cao gấp đôi những người không có bệnh. Các triệu chứng khác của bệnh tăng nhãn áp có thể gặp phải là mất thị lực ngoại vi, xuất hiện quầng sáng quanh đèn, đỏ, đau mắt, buồn nôn hoặc nôn…

Ngoài ra, đó còn có thể là dấu hiệu của đục thủy tinh thể. Những người bị bệnh đái tháo đường có xu hướng phát triển đục thủy tinh thể khi tuổi đời còn trẻ. Bên cạnh dấu hiệu nhìn mờ, mắt của bạn có thể trở nên nhạy cảm với ánh sáng, xuất hiện quầng sáng bao quanh đèn.

Điều trị và phòng ngừa biến chứng võng mạc đái tháo đường

Nếu được chẩn đoán đái tháo đường, bạn có nguy cơ gia tăng đối với một loạt các vấn đề về mắt. Điều quan trọng là cần kiểm tra mắt thường xuyên. Hãy chia sẻ với bác sỹ về tất cả các triệu chứng của bạn, cũng như tất cả các loại thuốc bạn dùng.

Trong nhiều trường hợp, điều trị sớm có thể khắc phục sự cố hoặc ngăn không cho nó trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, nếu lượng đường trong máu của bạn là ngoài tầm kiểm soát, bác sỹ có thể tư vấn cho bạn làm thế nào để quản lý tốt hơn, đó có thể là thay đổi loại thuốc bạn đang sử dụng, tập thể dục, chế độ dinh dưỡng hoặc sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị.

M. Hiếu H+ (Theo Healthline)

Thực phẩm chức năng TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.
Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết